CategoriesSức khỏe

Tháp dinh dưỡng cân đối cho trẻ mầm non

Tháp dinh dưỡng cân đối cho trẻ mầm non

Tháp dinh dưỡng cân đối cho trẻ mầm non là cơ sở để lựa chọn những thực phẩm đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Dựa vào tháp dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo, cha mẹ và nhà trường có thể giúp trẻ xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý. Tháp dinh dưỡng dành cho trẻ em cũng giúp trẻ hình thành thói quen ăn uống đa dạng và lành mạnh.

1. Tháp dinh dưỡng cân đối cho trẻ mầm non là gì?

Tháp dinh dưỡng cân đối cho trẻ mầm non là mô hình hình tháp cung cấp thông tin về những nhóm thực phẩm được khuyến nghị nên và không nên dùng trong bữa ăn hàng ngày của trẻ mầm non, mẫu giáo từ 3 – 5 tuổi. Dựa vào tháp dinh dưỡng, cha mẹ cũng như người chăm sóc trẻ (các trường học, nhà trẻ) có thể xây dựng chế độ ăn uống hợp lý đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo để trẻ có thể phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần.

Ngoài ra, dựa vào tháp dinh dưỡng cân đối cho trẻ mầm non, cha mẹ và người chăm sóc trẻ có thể dễ dàng lựa chọn những loại thực phẩm phù hợp với nhu cầu cũng như sự phát triển của trẻ, giúp trẻ hình thành thói quen ăn uống đa dạng các loại thực phẩm. Bên cạnh đó, tháp dinh dưỡng cũng lưu ý những loại thực phẩm cần hạn chế ở trẻ để có thể cân đối lượng thực phẩm mà trẻ tiêu thụ, đảm bảo chế độ dinh dưỡng của trẻ mầm non không bị mất cân bằng.

Ở mỗi độ tuổi tháp dinh dưỡng sẽ khác nhau. Vì vậy, cần dựa vào tháp dinh dưỡng cân đối cho trẻ mầm non để giúp trẻ xây dựng và hình thành chế độ và thói quen ăn uống khoa học.

Dựa vào tháp dinh dưỡng cân đối cho trẻ mầm non để cung cấp cho trẻ những bữa ăn dinh dưỡng và ngon miệng

Dựa vào tháp dinh dưỡng cân đối cho trẻ mầm non để cung cấp cho trẻ những bữa ăn dinh dưỡng và ngon miệng

2. Tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non

Theo tháp dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo, có 5 nhóm chất chính cần phải bảo đảm cung cấp đủ cho trẻ gồm: chất đạm, chất bột, chất béo, vitamin và khoáng chất, được phân thành 7 nhóm thực phẩm theo mức độ ưu tiên giảm dần từ dưới lên như sau:

  • Nước: Trẻ mầm non cần uống khoảng 6 ly nước mỗi ngày, 220ml/ly, tương đương 1,3 lít nước. Đặc biệt, khi thời tiết nắng nóng có thể cho trẻ uống nhiều hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý là lượng nước này đã bao gồm sữa, nước ép trái cây và nước lọc.
  • Ngũ cốc: Theo tháp dinh dưỡng dành cho trẻ em từ 3 – 5 tuổi, ngũ cốc là nhóm thực phẩm được xếp thứ hai, sau nước. Ngũ cốc là nguồn cung cấp chất bột chính cho trẻ, giúp chuyển hóa năng lượng để trẻ hoạt động. Trẻ mẫu giáo cần 5 – 6 đơn vị ngũ cốc/ngày, 1 đơn vị ngũ cốc được tính tương đương với 1 ổ bánh mì (27g), nửa chén cơm (55g). Trong nhóm ngũ cốc, nên ưu tiên cơm, mì, bún, bánh mỳ, … vì đây là những thực phẩm giàu tinh bột và cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng khác.
  • Rau, quả: Sau ngũ cốc, rau quả là nhóm thực phẩm quan trọng xếp thứ ba theo tháp dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo. Mỗi ngày, trẻ 3 – 5 tuổi cần 4 đơn vị rau quả, mỗi loại 2 đơn vị và mỗi đơn vị tương ứng khoảng 80g.
  • Chất đạm: Nhóm chất đạm bao gồm đạm động vật (thịt, cá, tôm, cua, trứng, …) và đạm thực vật (các loại hạt), trong đó, tiêu thụ đạm thực vật tốt cho sức khỏe hơn. Đối với trẻ, chất đạm đóng vai trò quan trọng, giúp trẻ phát triển cả thể lực lẫn trí lực. Mỗi ngày, trẻ mẫu giáo cần khoảng 3,5 đơn vị đạm, mỗi đơn vị tương ứng với khoảng 30 – 35g thịt lợn, cá, 40 – 50g thịt gà, trứng. Mặc dù đạm thực vật tốt hơn nhưng cần chú ý cho trẻ tiêu thụ cả hai loại đạm một cách cân đối.
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa: Theo tháp dinh dưỡng cân đối cho trẻ mầm non, mỗi ngày trẻ trong độ tuổi này 4 đơn vị sữa để đảm bảo sự phát triển của trẻ. 1 đơn vị sữa tương ứng với khoảng 100ml sữa tươi hoặc sữa bột pha với nước, 15g phomai, 100g sữa chua.
  • Dầu mỡ: Trẻ mầm non, mẫu giáo vẫn cần khoảng 5 đơn vị dầu mỡ mỗi ngày, mỗi đơn vị tương ứng với 5g mỡ hoặc dầu ăn, 6g bơ.
  • Đường, muối: Nằm ở đỉnh tháp, đường muối là nhóm thực phẩm có thứ tự ưu tiên ở vị trí cuối cùng, nghĩa là trẻ vẫn cần cung cấp đường, muối nhưng ở mức rất hạn chế. Theo tháp dinh dưỡng cân đối cho trẻ mầm non, trẻ cần dưới 3g muối và dưới 3 đơn vị đường mỗi ngày (<15g đường), trong đó, muối là nguồn cung cấp iot chính cho cơ thể.

Ngũ cốc cho trẻ

Ngũ cốc cho trẻ cung cấp chất bột giúp chuyển hóa năng lượng để trẻ hoạt động

3. Xây dựng thực đơn dựa vào tháp dinh dưỡng dành cho trẻ em

3.1 Nguyên tắc xây dựng thực đơn dựa vào tháp dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo

Dựa vào tháp dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo để lên thực đơn cho trẻ cần đảm bảo các yếu tố như sau:

  • Cung cấp đủ năng lượng cho trẻ: Cần cung cấp đa dạng cho trẻ các nhóm chất cơ bản là tinh bột, chất xơ, đạm, béo, vitamin và khoáng chất, đảm bảo năng lượng để trẻ hoạt động và phát triển toàn diện. Cụ thể, nhu cầu năng lượng của trẻ 3 – 5 tuổi là khoảng 1.230 – 1.320 kcal/ngày.
  • Đa dạng thực phẩm: Ở mỗi nhóm thực phẩm, nên cho trẻ sử dụng đa dạng nhiều thực phẩm khác nhau để vừa thay đổi khẩu vị giúp trẻ ăn uống ngon miệng hơn, vừa đảm bảo cung cấp dưỡng chất đa dạng, đồng thời giúp trẻ hình thành thói quen ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý tháp dinh dưỡng dành cho trẻ em khác với người lớn, vì vậy, có những thực phẩm rất tốt đối với người lớn nhưng lại không phù hợp với trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, cũng không nên thay đổi thực phẩm giữa các nhóm với nhau.
  • Thực đơn được xây dựng theo mùa và sở thích của trẻ: Để khiến trẻ yêu thích ăn uống, đặc biệt là với những trẻ kén ăn dẫn đến suy dinh dưỡng thì cha mẹ nên xây dựng thực đơn theo mùa và sở thích của trẻ. Đặc biệt, với trái cây và rau củ quả, nên chọn các loại theo mùa.
  • Chọn lựa thực phẩm an toàn: Ngoài việc đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất theo tháp dinh dưỡng cân đối cho trẻ mầm non, cha mẹ cũng cần lưu ý chọn lựa những loại thực phẩm an toàn, không bị hư hỏng, ôi thiu, hóa chất trước khi chế biến để không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
  • Lưu ý với những trẻ bị dị ứng: Một số trẻ có thể bị dị ứng đối với những loại thực phẩm như dị ứng trứng, sữa, các loại hạt, mướp đắng, … Vì vậy, cần theo dõi phản ứng của trẻ khi cho trẻ lần đầu sử dụng một loại thực phẩm mới và tránh trong những lần sử dụng tiếp theo.

lam-sao-de-ngon-hon-khi-dang-dieu-tri-ung-thu

Gợi ý thực đơn dựa vào tháp dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo

3.2 Gợi ý thực đơn dựa vào tháp dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo

Dựa vào tháp dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo có thể xây dựng thực đơn đối với từng bữa ăn cho trẻ. Theo đó, để đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng và dưỡng chất cần thiết, trẻ 3 – 5 tuổi cần 3 bữa ăn chính và 2 – 3 bữa ăn phụ mỗi ngày. Trong đó, bữa sáng và tối chiếm tỷ trọng 25%/bữa, bữa trưa chiếm tỷ trọng 40% năng lượng và bữa chiều chiếm 10%. Trong mỗi bữa ăn, tỷ trọng các nhóm chất được phân bổ như sau: tinh bột chiếm từ 52 – 60%, chất đạm chiếm 13 – 20%, chất béo chiếm 25 – 35%.

Sau đây là gợi ý thực đơn theo tháp dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo:

  • Bữa sáng: 1 bát súp.
  • Bữa phụ sáng: 1 ly sữa 200ml.
  • Bữa trưa:: 1 chén cơm, cá kho, canh rau cải nấu thịt bằm, cam.
  • Bữa phụ chiều: 1 ly sữa chua 100ml.
  • Bữa chiều-tối: 1 chén cơm, gà kho, canh rau ngót nấu nấu tôm, chuối.
  • Bữa phụ tối: 1 ly sữa 200ml.

Tháp dinh dưỡng cân đối cho trẻ mầm non là cơ sở để lựa chọn thực phẩm và xây dựng thực đơn cho trẻ đảm bảo chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, đồng thời cung cấp đủ dưỡng chất để trẻ khỏe mạnh và phát triển. Ngoài chế độ dinh dưỡng, cha mẹ cũng cần quan tâm đến những lưu ý khi vệ sinh răng miệng cho trẻ mầm non. Bởi trong độ tuổi này, nhiều trẻ vẫn chưa thể biết cách đánh răng cũng như vệ sinh răng miệng đúng cách.

Ngoài chế đọ dinh dưỡng, trẻ cần được bổ sung kẽm hàng ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein… Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,… Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.

Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,… giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.

 

CategoriesUncategorized

TÁC DỤNG CỦA CHUỐI

TÁC DỤNG CỦA CHUỐI: 10 LỢI ÍCH

Tác dụng của chuối: 10 lợi ích to lớn trong loại trái cây giá rẻ

Chuối không những có hương vị thơm ngon đặc trưng mà tác dụng của chuối với sức khỏe cũng rất lớn.

Cụ thể chuối có tác dụng gì? Để rõ hơn về những lợi ích của chuối, mời bạn xem ngay bài viết dưới đây.

1. Chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu

Chuối chứa lượng chất xơ và một số chất chống oxy hóa vừa đủ. Theo thống kê, một quả chuối nặng khoảng 118 gram có những dưỡng chất sau:

  • Kali: 9% RDI (*)
  • Vitamin B6: 33% RDI
  • Vitamin C: 11% RDI
  • Magie: 8% RDI
  • Đồng: 10% RDI
  • Mangan: 14% RDI
  • Carbs: 24 gram
  • Chất xơ: 3,1 gram
  • Protein: 1,3 gram
  • Chất béo: 0,4 gram

(*) RDI – Reference Daily Intake: Lượng tiêu thụ tham khảo hàng ngày

Điểm đáng chú ý là chuối chỉ chứa khoảng 105 calo và hầu như chỉ bao gồm nước và carbohydrate. Dựa trên số liệu vừa nêu, có thể thấy lượng protein trong chuối rất ít và gần như không chứa chất béo. Chính những yếu tố này khiến loại quả này trở thành lựa chọn “thân thiện” với những người ăn kiêng.

2. Ăn chuối để kiểm soát lượng đường huyết

http://www.mina.com.vn/userfiles/chu%C3%B4i_%201(1).jpg

Ăn chuối có tác dụng gì? Một trong những tác dụng nổi bật của chuối là giúp kiểm soát đường huyết. Loại trái cây này rất giàu pectin – một loại chất xơ có hình dạng cấu trúc xốp. Chuối chưa chín chứa kháng tinh bột, hoạt động như chất xơ hòa tan và không được tiêu hóa. Cả pectin và kháng tinh bột có thể làm giảm lượng đường trong máu sau bữa ăn và giảm cảm giác thèm ăn bằng cách làm chậm quá trình làm rỗng dạ dày.

Hơn nữa, chuối cũng xếp hạng thấp đến trung bình theo bảng chỉ số đường huyết (Glycemic index – GI). Đây là thang đo từ 0 – 100 về tốc độ thức ăn làm tăng lượng đường trong máu. Giá trị GI của chuối chưa chín là khoảng 30, trong khi chuối chín xếp hạng khoảng 60. Giá trị trung bình của tất cả dạng chuối là khoảng 51. Điều này có nghĩa là chuối không gây ra sự gia tăng đột biến lớn về lượng đường trong máu ở những người khỏe mạnh.

Tuy nhiên , người bị tiểu đường ăn chuối nhiều có tốt không? Nếu ăn chuối chín quá nhiều, người bệnh vẫn có nguy cơ tăng đường huyết đột ngột. Vì thế, bạn cần kiểm soát khẩu phần ăn trong ngày và thường xuyên theo dõi đường huyết.

Một thông tin có lợi cho người tiểu đường là kháng tinh bột trong chuối xanh có khả năng cải thiện độ nhạy của insulin, điều này rất có ý nghĩa với bệnh nhân tiểu đường type 2. Ngoài ra, thành phần vitamin B6 trong chuối đóng vai trò hình thành nên hemoglobin, một protein vận chuyển oxy và kiểm soát đường huyết hiệu quả.

3. Tác dụng của chuối: cải thiện hệ tiêu hóa

Chuối sở hữu lượng chất xơ dồi dào (một quả chuối trung bình có khoảng 3g chất xơ). Trong khi đó, chất xơ có vai trò làm sạch đường ruột và ngăn ngừa nhiều vấn đề tiêu hóa. Chuối chứa hai loại chất xơ chính bao gồm:

Chuối chứa hai loại chất xơ chính:

  • Pectin: có xu hướng giảm khi chuối chín.
  • Kháng tinh bột: được tìm thấy trong chuối chưa chín.

Kháng tinh bột không được tiêu hóa khi đi qua ruột non và dừng lại ở ruột già, nơi chúng trở thành thức ăn cho các vi khuẩn có lợi trong ruột. Ngoài ra, một số nghiên cứu trong ống nghiệm cho biết rằng pectin khả năng ngăn ngừa ung thư ruột kết.

Chuối còn có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản. Lý do vì khi được tiêu hóa, chuối kích thích bài tiết dịch nhầy, tái tạo niêm mạc giúp vết loét mau phục hồi.

4. Chuối có tác dụng gì? hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Kali là một khoáng chất cần thiết cho sức khỏe của tim, đặc biệt là trong kiểm soát huyết áp. Mặc dù đây là dưỡng chất quan trọng nhưng rất ít người quan tâm đến việc bổ sung đủ kali trong chế độ ăn uống.

Trong khi đó, chuối là nguồn kali dồi dào. Một quả chuối cỡ 118g có đến chứa 9% RDI kali. Chế độ ăn giàu kali giúp giảm huyết áp. Những người tiêu thụ nhiều kali có ít nguy cơ mắc bệnh tim hơn so với người ít tiêu thụ dưỡng chất này. Hơn nữa, chuối chứa một lượng vừa đủ magie, đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng đối với sức khỏe tim mạch.

5. Tác dụng của chuối hỗ trợ giảm cân

Hiện nay chưa có nghiên cứu nào trực tiếp thử nghiệm tác dụng của chuối đối với việc giảm cân. Tuy nhiên, chuối có một số đặc tính thân thiện với người muốn giảm cân.

Chuối có ít calo. Một quả chuối trung bình chỉ có hơn 100 calo nhưng vẫn chứa đầy đủ dinh dưỡng để bạn cảm thấy no. Việc tiêu thụ nhiều chất xơ từ rau và trái cây như chuối liên tục có thể giúp hỗ trợ giảm cân. Hơn nữa, chuối chưa chín có chứa nhiều kháng tinh bột, vì vậy chúng có xu hướng khiến bạn nhanh no và làm kiềm hãm cơn thèm ăn. Điều này có thể góp phần giúp bạn giảm trọng lượng cơ thể lành mạnh.

6. Chống oxy hóa mạnh

Trái cây và rau quả là nguồn chứa nhiều chất chống oxy hóa trong chế độ ăn uống. Chuối cũng không ngoại lệ. Chuối có chứa một số loại chất chống oxy hóa mạnh, bao gồm dopamine và catechin.

Dopamine từ chuối hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh thay vì có khả năng thay đổi hormone hoặc tâm trạng như dopamine bình thường.

7. Tác dụng của chuối giúp chống thiếu máu

Trong chuối có chứa nhiều chất sắt, do đó việc tiêu thụ chuối có thể kích thích sản xuất huyết sắc tố trong máu và giúp chống tình trạng thiếu máu. Thiếu máu là tình trạng suy giảm số lượng hồng cầu hoặc huyết sắc tố trong máu, dẫn đến các triệu chứng mệt mỏi, da xanh xao và khó thở.

Hơn nữa, lượng vitamin B6 có trong chuối điều chỉnh lượng đường trong máu, cũng có thể hỗ trợ những người bị thiếu máu.

8. Tăng độ nhạy insulin

http://www.mina.com.vn/userfiles/chuoi_9(1).jpg

Kháng insulin là một yếu tố nguy cơ chính của nhiều bệnh lý nghiêm trọng, đặc biệt là bệnh tiểu đường tuýp 2. Nguồn kháng tinh bột kháng cao chủ yếu ở chuối sống. Một số nghiên cứu cho thấy rằng 15 – 30g lượng kháng tinh bột mỗi ngày có thể cải thiện độ nhạy insulin lên tới 33 – 50% trong vòng bốn tuần.

9. Cải thiện chức năng thận

Kali rất cần thiết cho việc kiểm soát huyết áp và chức năng thận khỏe mạnh. Là một nguồn kali tốt trong chế độ ăn uống, chuối có thể mang lại nhiều lợi ích trong việc duy trì thận khỏe mạnh.

Một nghiên cứu kéo dài 13 năm ở phụ nữ đã cho thấy rằng những người ăn chuối 2 lần 3 lần mỗi tuần có nguy cơ mắc bệnh thận thấp hơn 33%. Các nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng những người ăn chuối 4 – 6 mỗi tuần có nguy cơ mắc bệnh thận thấp hơn gần 50% so với những người không ăn.

10. Tác dụng của chuối hỗ trợ tập thể dục

Chuối thường được gọi là thực phẩm hoàn hảo cho các vận động viên nhờ hàm lượng khoáng chất và carbs dễ tiêu hóa.

Theo đó, lượng carbs trong chuối được hấp thu sẽ nhanh chóng chuyển hóa thành năng lượng, riêng kali được bổ sung sẽ giúp người tập phòng tránh được tình trạng mất nước. Không những thế, loại quả này còn sở hữu nhiều thành phần như chất chống oxy hóa, chất xơ, vitamin B6 rất cần cho việc tập luyện mà những loại thức uống tăng lực hiện nay không thể đáp ứng được.

Bật mí thêm, việc ăn chuối có thể giúp giảm chuột rút cơ bắp liên quan đến tập thể dục và đau nhức đến khoảng 95%. Do vậy, nếu bạn đang lựa chọn một món để lót dạ trước và sau khi tập thể thao thì chuối chính là lựa chọn tuyệt vời.

Lưu ý khi ăn chuối

Bên cạnh những tác dụng của chuối, bạn cần đảm bảo ăn chuối đúng cách để nhận được nhiều lợi ích sức khỏe. Dưới đây là những lưu ý khi ăn chuối mà bạn không nên bỏ qua:

• Không nên ăn quá nhiều chuối: Trong chuối có chứa tyramine, phenyethyamine và axit amin. Đây là những chất có thể làm giãn mạch máu và làm tăng lưu lượng máu lên não gây đau đầu nếu bạn ăn quá nhiều. Ngoài ra, lượng magie có trong chuối nếu nạp nhiều vào cơ thể có thể gây ra ngộ độc magie với biểu hiện bên ngoài là tình trạng mệt mỏi, ốm yếu và tiêu chảy.

Bạn ăn quá nhiều chuối cũng khiến cơ thể hấp thu quá nhiều vitamin B6 sinh ra độc tố, gây tổn tại tới hệ thần kinh và làm tê liệt chân tay, rất nguy hiểm.

• Chỉ nên ăn 2-3 quả chuối 1 ngày: Bạn đừng ăn quá nhiều chuối một lúc để tránh tình trạng tăng kali trong máu, làm cho nhịp tim bất thường, buồn nôn, mạch đập chậm hơn, thậm chí làm tim ngừng đập. Thay vào đó, bạn nên ăn chỉ từ 2 – 3 quả chuối chia đều ra trong một ngày để nhận được những tác dụng của chuối.

• Không ăn chuối quá chín hay chuối để lâu: Bạn cũng không nên ăn chuối chín và chuối để lâu bởi hàm lượng những chất như tyramine, phenyethyamine và axit aminm sẽ tăng lên rất cao gây nguy hiểm cho bạn. Tốt nhất, bạn chỉ nên ăn chuối vừa chín tới.

• Không ăn chuối khi bụng đói: Bạn ăn chuối khi bụng đói sẽ làm lượng magie tăng đột ngột trong máu, gây mất cân bằng tim mạch và làm tổn hại đến sức khỏe trong khi lượng Vitamin C dồi dào trong chuối dễ khiến bạn bị đau dạ dày.

• Nên ăn chuối sau khi ăn xong 1-2 tiếng: Bạn ăn chuối lúc này sẽ nhận được đầy đủ những tác dụng của chuối và làm tăng cường sức khỏe.

Những thông tin trên hy vọng có thể giúp bạn hiểu hơn về những tác dụng của chuối đối với sức khỏe và cân nhắc bổ sung vào chế độ ăn uống phù hợp. Chuối vừa bổ dưỡng vừa dễ ăn mà bạn có thể mua dễ dàng với giá thành rẻ nên đừng bỏ qua loại trái cây này nhé!

Nguồn tham khảo: https://hellobacsi.com/

 

CategoriesUncategorized

Dinh dưỡng cho người lao động

Dinh dưỡng đủ mới tái tạo sức lao động và duy trì sức khỏe

Lâu nay, những người công nhân làm việc trong các khu công nghiệp, nhà máy (giày da, may mặc, thuỷ sản…) vẫn được coi là thành phần lao động trực tiếp, họ tạo ra các sản phẩm và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp. Trong quá trình làm việc, họ tiêu tốn khá nhiều năng lượng thể chất và sức lực nên cần phải được bù đắp lại bằng những bữa ăn giữa giờ (ăn ca) để cung cấp đủ dinh dưỡng giúp tái tạo sức lao động và duy trì sức khỏe.

Một chế độ dinh dưỡng cần thiết cho công nhân cần có những nhóm dưỡng chất nào?

Một chế độ dinh dưỡng cần thiết dành cho mỗi người nói chung, công nhân nói riêng cần có 4 nhóm chất dinh dưỡng, trong đó có 3 chất sinh năng lượng (glucid/chất bột đường, protein/chất đạm, lipid/chất béo) quan trọng là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể con người để duy trì sự sống và hoạt động thể lực:

Nhóm Glucid: Nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu trong các bữa ăn hàng ngày. 1 gam glucid cung cấp 4 Kcal.

Nhóm Protein: Nguồn cung cấp các chất đạm cho cơ thể, có 2 nguồn là chất đạm động vật: Thịt, cá, trứng, sữa,…chất đạm thực vật: đâu đỗ, lạc, vừng, rau quả,… 1 gam proteid cung cấp 4 Kcal.

Nhóm Lipid: Nguồn cung cấp chất béo cho cơ thể, có 2 nguồn chất béo là chất béo động vật: mỡ của các loại động vật, gia cầm,… chất béo thực vật là dầu thực vật: dầu đậu tương, đậu nành, dầu cọ, dầu dừa,… 1 gam lipid cung cấp 9 Kcal.

Nhóm vitamin và khoáng chất: Rau xanh và quả chín: Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo nên ăn rau quả từ 400-600g/ngày/người trưởng thành. Rau quả là nguồn cung cấp vitamin – khoáng chất và chất xơ. Vitamin và chất khoáng có vai trò rất quan trọng trong đề kháng và miễn dịch cơ thể, nếu thiếu làm giảm sức đề kháng và miễn dịch chống lại các virus, vi khuẩn gây bệnh. Các vitamin và khoáng chất giúp nâng cao sức đề kháng và miễn dịch gồm: vitamin A, vitamin C, vitamin D, vitamin E và chất khoáng như sắt, kẽm, selen,…

Theo Tổ chức Lương thực và  Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc(FAO) cần có 14g chất xơ cho mỗi 1.000 Kcal của khẩu phần. Ví dụ, trong khẩu phần với 2.000 Kcal/ngày cần tối đa 28g chất xơ. Nhu cầu chất xơ khuyến nghị tối thiểu từ 20-22g/ngày đối với người Việt Nam.

tái tạo sức lao động và duy trì sức khỏe

Lao động trong các nhà máy, hiện nay hầu hết độ tuổi 20-40 vậy năng lượng cần cung cấp cho 1 ngày khoảng bao nhiều?

Theo nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam trong năm 2016, nhu cầu các chất dinh dưỡng tùy thuộc theo tuổi, giới tính, mức độ lao động và tình trạng sinh lý. Với đối tượng là công nhân làm việc trong các khu công nghiệp, nhà máy (giày da, may mặc, thuỷ sản…) thì mức độ hoạt động thể lực trung bình nặng, phần lớn là lao động nữ. Một chế độ ăn đảm bảo đủ nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng như: Năng lượng từ ngũ cốc chỉ nên chiếm 55-65 % tổng năng lượng khẩu phần, phần còn lại do các chất béo cung cấp chiếm 20-25% và 15-20% là từ chất đạm. Do vậy nhu cầu về năng lượng cho nữ giới, ở độ tuổi 20-40 tuổi và trong tình trạng sinh lý bình thường (tức là không có thai, không nuôi con bú) thì nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng như sau:

Từ 20-29 tuổi: Nhu cầu về năng lượng từ 2.100-2.300 kcalo/ngày/nữ và 2.600-2.900Kcalo/ngày/nam. Từ 30-49 tuổi: Nhu cầu về năng lượng từ 2.000-2.300 kcalo/ngày/nữ và 2.300-2.600Kcalo/ngày/nam. Để đảm bảo duy trì sức lao động và hoạt động của cơ thể thì nhu cầu chất đạm thì nhu cầu về chất đạm hàng ngày nhu cầu chất đạm khoảng 70 gam/nam và 60 gam/nữ. Nhu cầu về chất béo với nam là 60-70gam/người/ngày, với nữ là 45-55gam/người/ngày.

Khẩu phần ăn của công nhân cần như thế nào để đảm bảo sức khoẻvà tái tạo sức lao động?

Để đảm bảo sức khỏe cho người lao động, chế độ ăn uống hàng ngày cần cung cấp đủ nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng, ăn đa dạng và phối hợp từ 15-20 loại thực phẩm và thay đổi thường xuyên các loại thực phẩm trong ngày. Các chất dinh dưỡng ở tỷ lệ cân đối hợp lý: tỷ lệ đạm động vật và đạm thực vật là 30: 70. Khẩu phần ăn nên có sự phối hợp ở tỷ lệ cân đối giữa giữa nguồn chất đạm động vật và thực vật (thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, hải sản… đậu, đỗ…). Ngoài ra, nên ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật ở tỷ lệ cân đối trong khẩu phần. Tăng cường ăn vừng lạc, đậu đỗ, rau xanh và hoa quả chín. Ăn đủ về năng lượng, các chất dinh dưỡng theo nhu cầu cơ thể, phân chia hợp lý các bữa ăn trong ngày.

Cần thực hiện chế độ ăn hợp lý như sau:

– Nhóm thực phẩm giàu đạm: Cần ăn phối hợp cả thực phẩm giàu đạm động vật từ các loài gia súc, gia cầm, hải sản và đạm thực vật từ các loại đậu, đỗ… Các loại thịt đỏ (như thịt lợn, thịt bò …) có nhiều sắt giúp phòng chống thiếu máu thiếu sắt, tuy nhiên ăn nhiều thịt đỏ lại làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, ung thư, gout… do có chứa nhiều cholesterol, nhân purin… vì vậy  không nên ăn nhiều. Nên tăng cường ăn thịt gia cầm như gà, vịt, ngan, chim…và ăn ít nhất 3 bữa cá mỗi tuần. Các loại cá nhỏ nấu nhừ ăn cả xương, tôm và tép ăn cả vỏ và cua là nguồn cung cấp canxi tốt cho cơ thể. Các loại hạt đậu, đỗ cũng là nguồn đạm thực vật tốt, cung cấp một số acid amin thiết yếu mà đạm động vật thường có ít. Mỗi người trưởng thành có mức lao động trung bình nên ăn 160g thịt lợn/ngày hoặc 180g cá, 230g trứng, 300g đậu phụ/ngày.

– Nhóm chất béo (mỡ động vật và dầu thực vật) cung cấp năng lượng (9kcal/1 gam), hỗ trợ hấp thu các vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D, E, K. Mỡ động vật thường chứa nhiều chất béo bão hòa nên hạn chế ăn, nhưng mỡ cá và mỡ gia cầm có nhiều chất béo chưa bão hòa, đặc biệt omega 3, 6, 9 có lợi cho sức khỏe.  Các loại dầu thực vật cũng thường có nhiều chất béo chưa bão hòa nên có tác dụng tốt cho tim mạch và được khuyến khích tiêu thụ như dầu đậu nành, dầu mè, dầu hướng dương, dầu hạt cải… Nhưng cũng có một số loại dầu thực vật có chứa nhiều chất béo bão hòa (như dầu cọ) cũng không nên ăn nhiều. Không nên ăn quá nhiều các món xào, rán, nướng và nên tăng cường ăn các món luộc, hấp để giảm mất mát các chất dinh dưỡng và biến đổi thực phẩm gây tác hại cho sức khỏe. Thực phẩm chế biến sẵn có nhiều chất béo (snack, khoai tây chiên, bim bim, gà rán, thịt nướng, pizza…) cũng là nguồn cung cấp năng lượng đáng kể, nếu tiêu thụ quá nhiều cũng dễ gây thừa cân béo phì, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Mỗi người trưởng thành mỗi ngày trung bình nên ăn khoảng 25-30g dầu, mỡ tương đương 5-6 thìa cà phê dầu, mỡ.

– Nhóm rau, quả cung cấp vitamin và khoáng chất giúp cơ thể phát triển ở trẻ nhỏ  và làm cho cơ thể khỏe mạnh, chống lại bệnh tật ở mọi lứa tuổi. Các loại rau lá màu xanh sẫm và các loại rau, quả màu vàng, đỏ là nguồn cung cấp vitamin A giúp sáng mắt, tăng sức đề kháng và chất sắt giúp chống thiếu máu thiếu sắt, giúp tăng trưởng và phát triển tốt. Bên cạnh đó rau, quả còn chứa nhiều chất xơ và các chất chống oxy hóa nên có tác dụng nâng cao sức khỏe và phòng chống các bệnh mạn tính không lây. Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo nên ăn ít nhất 400 gam rau, quả mỗi ngày, trẻ em cũng cần tập ăn rau, quả với cách chế biến phù hợp. Những người thừa cân, béo phì, rối loạn glucose máu, đái tháo đường nên lưu ý hạn chế các loại quả chín ngọt và nhiều năng lượng như chuối, xoài, mít, vải… Nên ăn đa dạng các loại rau quả.