CategoriesCỘNG ĐỒNG Sức khỏe Uncategorized

HÃY NGỪNG LÃNG PHÍ THỰC PHẨM

Mở đầu một bài viết vào năm 2014, Bill Gates, doanh nhân, đồng sáng lập ra hãng phần mềm Microsoft, nhà từ thiện nổi tiếng, đã chia sẻ: “Lần đầu tiên đi du lịch ở châu Phi, tôi đã gặp những đứa trẻ trong làng và đoán thử xem chúng bao nhiêu tuổi. Tôi thật sự sốc khi thường xuyên đoán sai. Dựa trên chiều cao, những đứa trẻ tôi đoán khoảng chừng bảy đến tám tuổi nhưng tuổi thật của chúng là 12 đến 13, chúng là hậu quả khủng khiếp của nạn đói ở châu Phi. Những đứa bé mắc phải tình trạng suy dinh dưỡng còi cọc. Chúng không chết nhưng không đủ lương thực để ăn, đẩy lùi phát triển và rất khó để nhìn thấy làm thế nào để chúng có thể bắt kịp sự phát triển đó”.

Ngừng lãng phí thức ăn

Lãng phí thực phẩm là vấn nạn mà cả thế giới đang quan tâm bởi chúng liên quan đến cả mạng sống con người. Hơn nữa đó không chỉ là một trong những nguyên nhân gây phát thải khí nhà kính, gia tăng tình trạng biến đổi khí hậu mà còn là sự lãng phí tài nguyên thiên nhiên, ảnh hưởng đến đa dạng sinh học. Tại các nước đang phát triển như Việt Nam, nhà hàng, quán ăn mọc lên như nấm và người ta dễ dàng bắt gặp cảnh tượng thức ăn thừa bị bỏ đi. Trong khi đó ở nhiều quốc gia, tình trạng thiếu lương thực vẫn xảy ra khiến nhiều người không đủ thức ăn hằng ngày.

Cũng vì lý do trên mà Trung tâm Hành động và Liên kết vì Môi trường & Phát triển (CHANGE) cùng Phong trào toàn cầu về Biến đổi khí hậu 350.org Việt Nam chính thức phát động dự án Ngừng lãng phí thức ăn. Chương trình sẽ kéo dài ba năm với mục đích nâng cao nhận thức cộng đồng về tính nghiêm trọng của việc lãng phí thức ăn.

Tham gia với vai trò là đại sứ của chương trình, ca sĩ Hà Okio tâm sự: “Lý do Hà tham gia làm đại sứ thiện chí của chương trình một phần vì Hà thấy nghịch lý khi một số nơi có điều kiện, nhiều thức ăn đến mức thừa mứa. Cũng trong giây phút đó lại có những hoàn cảnh vô cùng khó khăn đến nỗi không có bữa ăn… Ngừng lãng phí thức ăn sẽ là cuộc chiến trường kỳ bởi thói quen cần thời gian dài để thay đổi nhưng chúng ta phải bắt đầu ngay từ bây giờ”. Còn ca sĩ Thảo Trang cho biết: “Để có được thành công như bây giờ, Trang đi lên và trưởng thành từ những giai đoạn khó khăn, thậm chí có thời điểm rất thiếu thốn. Thế nên gia đình Trang đều quý trọng thức ăn và vẫn tập thói quen tiết kiệm. Khi tham gia dự án ý nghĩa này, Trang hy vọng sẽ góp phần nào đó dần dần thay đổi thói quen lãng phí thức ăn cho cộng đồng”.

Hãy ăn hết khẩu phần của mình

Ngừng lãng phí thức ăn bao gồm nhiều giai đoạn như kêu gọi cộng đồng giảm lãng phí thực phẩm và các nguồn tài nguyên; vận động các nhà hàng, khách sạn cùng tham gia khuyến khích thực khách cùng thay đổi hành vi; kêu gọi các nghệ sĩ nổi tiếng trở thành các đại sứ thiện chí; áp dụng các mô hình hạn chế lãng phí thức ăn hiệu quả; cung cấp các bữa ăn cho trẻ em đói nghèo… Năm 2015, chương trình sẽ khởi động bằng một chiến dịch trên mạng xã hội mang tên Ăn hết rồi kéo dài đến tháng 11. Chiến dịch khuyến khích cộng đồng ăn hết phần ăn của mình, đăng tải hình ảnh lên mạng xã hội Facebook hoặc Instagram với hashtag #anhetroi, #eatupfood.

Chiến dịch kỳ vọng sẽ tạo nên sự lan tỏa trên mạng xã hội cùng hình ảnh tích cực của các nhà hàng gắn với các hoạt động vì cộng đồng, thân thiện với môi trường. Dưới sự hỗ trợ của các đại sứ thiện chí, dự án dự kiến kết hợp với 30 nhà hàng trên địa bàn TP.HCM để xây dựng quỹ 2.000 bữa ăn cho trẻ em nghèo tại các mái ấm, tổ chức từ thiện hoặc bệnh viện. Đồng thời tạo ra một trào lưu thay đổi hành vi và chia sẻ những câu chuyện ý nghĩa bởi cộng đồng.

Mẹo nhỏ giúp bạn

– Kiểm soát khẩu phần: Không nên lấy thực phẩm quá nhiều, hãy bắt đầu bằng một phần nhỏ và có thể lấy thêm nếu cần.

– May mắn sót lại: Nếu bữa ăn tối còn sót lại, hãy bảo quản chúng và sáng tạo thành những món mới cho ngày hôm sau.

– Cắt giảm chi phí: Chỉ mua những thực phẩm bạn cần.

– Lên kế hoạch: “Trước khi mua sắm, chồng tôi và tôi đã lên kế hoạch cho bữa ăn dựa vào những thức ăn chúng tôi có trong tủ lạnh”.

– Vào trước ra trước: Những thực phẩm nào mua trước thì hãy sử dụng trước, tránh để hư hỏng, lãng phí.

– Bảo quản: Thực phẩm được lưu trữ đúng cách sẽ giúp kéo dài thời gian sử dụng.

❤️

❤️YÊU THƯƠNG
❤️
Nguồn : https://plo.vn/thay-doi-cach-song-ngung-lang-phi-thuc-an-post348022.html
CategoriesSức khỏe

Tháp dinh dưỡng cân đối cho trẻ mầm non

Tháp dinh dưỡng cân đối cho trẻ mầm non

Tháp dinh dưỡng cân đối cho trẻ mầm non là cơ sở để lựa chọn những thực phẩm đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Dựa vào tháp dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo, cha mẹ và nhà trường có thể giúp trẻ xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý. Tháp dinh dưỡng dành cho trẻ em cũng giúp trẻ hình thành thói quen ăn uống đa dạng và lành mạnh.

1. Tháp dinh dưỡng cân đối cho trẻ mầm non là gì?

Tháp dinh dưỡng cân đối cho trẻ mầm non là mô hình hình tháp cung cấp thông tin về những nhóm thực phẩm được khuyến nghị nên và không nên dùng trong bữa ăn hàng ngày của trẻ mầm non, mẫu giáo từ 3 – 5 tuổi. Dựa vào tháp dinh dưỡng, cha mẹ cũng như người chăm sóc trẻ (các trường học, nhà trẻ) có thể xây dựng chế độ ăn uống hợp lý đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo để trẻ có thể phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần.

Ngoài ra, dựa vào tháp dinh dưỡng cân đối cho trẻ mầm non, cha mẹ và người chăm sóc trẻ có thể dễ dàng lựa chọn những loại thực phẩm phù hợp với nhu cầu cũng như sự phát triển của trẻ, giúp trẻ hình thành thói quen ăn uống đa dạng các loại thực phẩm. Bên cạnh đó, tháp dinh dưỡng cũng lưu ý những loại thực phẩm cần hạn chế ở trẻ để có thể cân đối lượng thực phẩm mà trẻ tiêu thụ, đảm bảo chế độ dinh dưỡng của trẻ mầm non không bị mất cân bằng.

Ở mỗi độ tuổi tháp dinh dưỡng sẽ khác nhau. Vì vậy, cần dựa vào tháp dinh dưỡng cân đối cho trẻ mầm non để giúp trẻ xây dựng và hình thành chế độ và thói quen ăn uống khoa học.

Dựa vào tháp dinh dưỡng cân đối cho trẻ mầm non để cung cấp cho trẻ những bữa ăn dinh dưỡng và ngon miệng

Dựa vào tháp dinh dưỡng cân đối cho trẻ mầm non để cung cấp cho trẻ những bữa ăn dinh dưỡng và ngon miệng

2. Tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non

Theo tháp dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo, có 5 nhóm chất chính cần phải bảo đảm cung cấp đủ cho trẻ gồm: chất đạm, chất bột, chất béo, vitamin và khoáng chất, được phân thành 7 nhóm thực phẩm theo mức độ ưu tiên giảm dần từ dưới lên như sau:

  • Nước: Trẻ mầm non cần uống khoảng 6 ly nước mỗi ngày, 220ml/ly, tương đương 1,3 lít nước. Đặc biệt, khi thời tiết nắng nóng có thể cho trẻ uống nhiều hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý là lượng nước này đã bao gồm sữa, nước ép trái cây và nước lọc.
  • Ngũ cốc: Theo tháp dinh dưỡng dành cho trẻ em từ 3 – 5 tuổi, ngũ cốc là nhóm thực phẩm được xếp thứ hai, sau nước. Ngũ cốc là nguồn cung cấp chất bột chính cho trẻ, giúp chuyển hóa năng lượng để trẻ hoạt động. Trẻ mẫu giáo cần 5 – 6 đơn vị ngũ cốc/ngày, 1 đơn vị ngũ cốc được tính tương đương với 1 ổ bánh mì (27g), nửa chén cơm (55g). Trong nhóm ngũ cốc, nên ưu tiên cơm, mì, bún, bánh mỳ, … vì đây là những thực phẩm giàu tinh bột và cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng khác.
  • Rau, quả: Sau ngũ cốc, rau quả là nhóm thực phẩm quan trọng xếp thứ ba theo tháp dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo. Mỗi ngày, trẻ 3 – 5 tuổi cần 4 đơn vị rau quả, mỗi loại 2 đơn vị và mỗi đơn vị tương ứng khoảng 80g.
  • Chất đạm: Nhóm chất đạm bao gồm đạm động vật (thịt, cá, tôm, cua, trứng, …) và đạm thực vật (các loại hạt), trong đó, tiêu thụ đạm thực vật tốt cho sức khỏe hơn. Đối với trẻ, chất đạm đóng vai trò quan trọng, giúp trẻ phát triển cả thể lực lẫn trí lực. Mỗi ngày, trẻ mẫu giáo cần khoảng 3,5 đơn vị đạm, mỗi đơn vị tương ứng với khoảng 30 – 35g thịt lợn, cá, 40 – 50g thịt gà, trứng. Mặc dù đạm thực vật tốt hơn nhưng cần chú ý cho trẻ tiêu thụ cả hai loại đạm một cách cân đối.
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa: Theo tháp dinh dưỡng cân đối cho trẻ mầm non, mỗi ngày trẻ trong độ tuổi này 4 đơn vị sữa để đảm bảo sự phát triển của trẻ. 1 đơn vị sữa tương ứng với khoảng 100ml sữa tươi hoặc sữa bột pha với nước, 15g phomai, 100g sữa chua.
  • Dầu mỡ: Trẻ mầm non, mẫu giáo vẫn cần khoảng 5 đơn vị dầu mỡ mỗi ngày, mỗi đơn vị tương ứng với 5g mỡ hoặc dầu ăn, 6g bơ.
  • Đường, muối: Nằm ở đỉnh tháp, đường muối là nhóm thực phẩm có thứ tự ưu tiên ở vị trí cuối cùng, nghĩa là trẻ vẫn cần cung cấp đường, muối nhưng ở mức rất hạn chế. Theo tháp dinh dưỡng cân đối cho trẻ mầm non, trẻ cần dưới 3g muối và dưới 3 đơn vị đường mỗi ngày (<15g đường), trong đó, muối là nguồn cung cấp iot chính cho cơ thể.

Ngũ cốc cho trẻ

Ngũ cốc cho trẻ cung cấp chất bột giúp chuyển hóa năng lượng để trẻ hoạt động

3. Xây dựng thực đơn dựa vào tháp dinh dưỡng dành cho trẻ em

3.1 Nguyên tắc xây dựng thực đơn dựa vào tháp dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo

Dựa vào tháp dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo để lên thực đơn cho trẻ cần đảm bảo các yếu tố như sau:

  • Cung cấp đủ năng lượng cho trẻ: Cần cung cấp đa dạng cho trẻ các nhóm chất cơ bản là tinh bột, chất xơ, đạm, béo, vitamin và khoáng chất, đảm bảo năng lượng để trẻ hoạt động và phát triển toàn diện. Cụ thể, nhu cầu năng lượng của trẻ 3 – 5 tuổi là khoảng 1.230 – 1.320 kcal/ngày.
  • Đa dạng thực phẩm: Ở mỗi nhóm thực phẩm, nên cho trẻ sử dụng đa dạng nhiều thực phẩm khác nhau để vừa thay đổi khẩu vị giúp trẻ ăn uống ngon miệng hơn, vừa đảm bảo cung cấp dưỡng chất đa dạng, đồng thời giúp trẻ hình thành thói quen ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý tháp dinh dưỡng dành cho trẻ em khác với người lớn, vì vậy, có những thực phẩm rất tốt đối với người lớn nhưng lại không phù hợp với trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, cũng không nên thay đổi thực phẩm giữa các nhóm với nhau.
  • Thực đơn được xây dựng theo mùa và sở thích của trẻ: Để khiến trẻ yêu thích ăn uống, đặc biệt là với những trẻ kén ăn dẫn đến suy dinh dưỡng thì cha mẹ nên xây dựng thực đơn theo mùa và sở thích của trẻ. Đặc biệt, với trái cây và rau củ quả, nên chọn các loại theo mùa.
  • Chọn lựa thực phẩm an toàn: Ngoài việc đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất theo tháp dinh dưỡng cân đối cho trẻ mầm non, cha mẹ cũng cần lưu ý chọn lựa những loại thực phẩm an toàn, không bị hư hỏng, ôi thiu, hóa chất trước khi chế biến để không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
  • Lưu ý với những trẻ bị dị ứng: Một số trẻ có thể bị dị ứng đối với những loại thực phẩm như dị ứng trứng, sữa, các loại hạt, mướp đắng, … Vì vậy, cần theo dõi phản ứng của trẻ khi cho trẻ lần đầu sử dụng một loại thực phẩm mới và tránh trong những lần sử dụng tiếp theo.

lam-sao-de-ngon-hon-khi-dang-dieu-tri-ung-thu

Gợi ý thực đơn dựa vào tháp dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo

3.2 Gợi ý thực đơn dựa vào tháp dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo

Dựa vào tháp dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo có thể xây dựng thực đơn đối với từng bữa ăn cho trẻ. Theo đó, để đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng và dưỡng chất cần thiết, trẻ 3 – 5 tuổi cần 3 bữa ăn chính và 2 – 3 bữa ăn phụ mỗi ngày. Trong đó, bữa sáng và tối chiếm tỷ trọng 25%/bữa, bữa trưa chiếm tỷ trọng 40% năng lượng và bữa chiều chiếm 10%. Trong mỗi bữa ăn, tỷ trọng các nhóm chất được phân bổ như sau: tinh bột chiếm từ 52 – 60%, chất đạm chiếm 13 – 20%, chất béo chiếm 25 – 35%.

Sau đây là gợi ý thực đơn theo tháp dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo:

  • Bữa sáng: 1 bát súp.
  • Bữa phụ sáng: 1 ly sữa 200ml.
  • Bữa trưa:: 1 chén cơm, cá kho, canh rau cải nấu thịt bằm, cam.
  • Bữa phụ chiều: 1 ly sữa chua 100ml.
  • Bữa chiều-tối: 1 chén cơm, gà kho, canh rau ngót nấu nấu tôm, chuối.
  • Bữa phụ tối: 1 ly sữa 200ml.

Tháp dinh dưỡng cân đối cho trẻ mầm non là cơ sở để lựa chọn thực phẩm và xây dựng thực đơn cho trẻ đảm bảo chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, đồng thời cung cấp đủ dưỡng chất để trẻ khỏe mạnh và phát triển. Ngoài chế độ dinh dưỡng, cha mẹ cũng cần quan tâm đến những lưu ý khi vệ sinh răng miệng cho trẻ mầm non. Bởi trong độ tuổi này, nhiều trẻ vẫn chưa thể biết cách đánh răng cũng như vệ sinh răng miệng đúng cách.

Ngoài chế đọ dinh dưỡng, trẻ cần được bổ sung kẽm hàng ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein… Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,… Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.

Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,… giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.